Nói chuyện với cậu bé đánh giày, vị chủ tịch cứu được cả tập đoàn đang trên bờ vực phá sản

(Ảnh minh họa: Internet)Buổi họp quan trọng 

Tập đoàn Otek là công ty bán máy tính tiền lớn nhất thế giới nhưng trong những năm đầu mới thành lập, vì suy nghĩ tiêu cực của các đại diện bán hàng khiến cho Otek đứng trước bờ vực phá sản.

Vào thời điểm then chốt đó, “bài phát biểu” của một cậu bé đánh giầy non nớt đã kích hoạt tinh thần của những người tham dự cuộc họp.

Nhờ đó, công ty đang đứng trước nguy cơ đóng cửa này đã vươn lên, bước vào con đường cường thịnh của mình.

Năm đó, công ty đang rơi vào khủng hoảng tài chính. Ngài chủ tịch Chafer đích thân đến thăm các đại diện bán hàng trung gian.

Ông biết rõ rằng họ là tài sản quan trọng nhất của công ty mà cách tốt nhất để bảo vệ tài sản này chính là kích thích sức sống của họ.

Ngài Chafer nói với những đại diện bán hàng đang ủ rũ, chán nản: “Đối thủ cạnh tranh của chúng ta đang tung vài tin tức rằng, công ty Otek đang gặp phải khủng hoảng tài chính không thể khắc phục; còn có lời đồn rằng, chúng ta sẽ cắt giảm nhân viên. 

Những điều này đều không phải là sự thực. Hôm nay tôi đến đây chính là để triệu tập các vị, mời mọi người giải thích cho bản thân, chia sẻ chân thực khó khăn của chính mình.”

 Nói chuyện với cậu bé đánh giày, vị chủ tịch cứu được cả tập đoàn đang trên bờ vực phá sản - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Internet)

Một đại diện bán hàng cho biết: “Doanh số bán hàng của tôi giảm xuống là vì khu vực tôi phụ trách đang bị hạn hán, việc kinh doanh của mọi người đều bị ảnh hưởng, không ai muốn mua máy tính tiền cả. 

Hơn nữa, năm nay là năm bầu cử tổng thống, ai cũng quan tâm đến kết quả bầu cử, dồn sự chú ý vào tổng thống, không ai có hứng thú mua máy tính tiền…”

Người thứ nhất chưa dứt lời, vị thứ hai liền đứng lên, thậm chí lý do của anh ta còn tiêu cực hơn cả người trước, lời nói đầy đau khổ và chán nản: “Tôi nghĩ công ty sắp giải thể rồi, giống như một tòa nhà đầy rẫy nguy cơ. 

Tôi thừa nhận mình đang chuẩn bị nhảy việc.”

Lúc này, một nửa số đại diện bán hàng đều thật thà chia sẻ bản thân đang tìm một lối thoát khác.

Ngài Chafer “nhảy” lên ghế, kích động ngắt lời nhân viên kia rồi bình tĩnh nói: “Giờ tạm nghỉ 5 phút để tôi đi đánh giầy nhưng mời mọi người ở ngồi tại chỗ, sau đây sẽ có nội dung rất hay.”

Bài phát biểu trong giờ giải lao

Một phút sau, cậu bé hàng ngày vẫn đánh giầy cho nhân viên ở cổng công ty được gọi vào. Ngài chủ tịch không ngần ngại đưa chân mang giầy ra và tán gẫu với cậu đánh giầy trước mặt mọi người.

“Cháu mấy tuổi rồi? Cháu đánh giầy ở cổng công ty chúng tôi bao lâu rồi?” Ông hỏi.

“Cháu 9 tuổi. Cháu đến đây được 6 tháng rồi ạ.” Cậu bé trả lời.

“Tốt lắm. Mỗi đôi giầy cháu kiếm được bao nhiêu tiền?”

 Nói chuyện với cậu bé đánh giày, vị chủ tịch cứu được cả tập đoàn đang trên bờ vực phá sản - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Internet)

“Mỗi đôi 5 xu ạ.” Cậu bé đáp, “Nhưng có lúc cháu còn được chút tiền bo.”

“Trước khi cháu đến, ai đánh giầy ở đây? Tại sao người đó lại bỏ đi?”

“Là anh Beers, 17 tuổi ạ. Cháu nghe nói, anh ấy cảm thấy việc đánh giầy không đủ sống nên đã bỏ đi.”

“Vậy cháu đánh giầy cũng chỉ kiếm được 5 xu mỗi đôi có duy trì cuộc sống được không?”

Các đại diện bán hàng đều kinh ngạc trước câu trả lời của cậu bé.

“Được ạ, thưa ngài. Mỗi tuần cháu đưa cho mẹ 10 đồng, gửi tiết kiệm ngân hàng 5 đồng, còn giữ lại 2 đồng tiêu vặt. 

Cháu nghĩ cứ làm khoảng 1 năm, cháu có thể dùng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để mua xe đạp nhưng mẹ cháu không hề biết chuyện này. Cháu muốn dành cho mẹ 1 điều bất ngờ.” Cậu bé vừa đánh giầy vừa mỉm cười trả lời.

Nhìn đôi giầy da bóng loáng, ngài Chafer móc 5 xu ra trả tiền, cậu bé vui mừng nói: “Cảm ơn ngài.”

Ngài chủ tịch này lại móc 1 đồng ra bo đưa cho cậu. Cậu bé cười hớn hở nói: “Cảm ơn ngài.”

Ngài Chafer xúc động xoa đầu cậu nói: “Cháu bé, cảm ơn cháu. Cháu đã cho chúng ta một bài phát biểu rất hay.”

Sau đó, ngài quay sang nói với các nhân viên: “Giờ cháu bé này đang làm công việc mà một thanh niên hơn mình 8 tuổi từng làm. Công việc giống nhau, thù lao giống nhau, đối tượng phục vụ cũng giống nhau.”

“Nhưng…” ,ông vô cùng xúc động nói tiếp: “Kết cục của 2 người khác nhau. Suy nghĩ của cháu bé đánh giầy này tràn đầy hy vọng vào cuộc sống. 

Khi làm việc, nụ cười luôn nở trên môi cháu. Cháu bé mong thành công nên thành công cũng sẽ tới. Còn cậu thanh niên kia luôn có thái độ lạnh lùng, tâm trạng thất vọng, bi quan, bất ổn. 

Hơn nữa, khi nhận 5 xu của khách, cậu ta cũng không hề biết nói “cảm ơn” nên họ cũng không cho tiền bo và cũng không muốn thấy nét mặt lạnh lùng của cậu ta… 

Thế nên, việc làm ăn của cậu ta sẽ ngày càng bi bét, đương nhiên là không thể duy trì cuộc sống.”

Lúc này, cậu bé xen vào nói: “Cháu tin, chỉ cần cháu cố gắng sẽ có rất nhiều người cần cháu…”

 Nói chuyện với cậu bé đánh giày, vị chủ tịch cứu được cả tập đoàn đang trên bờ vực phá sản - Ảnh 3.

Khi bạn mang sự lạc quan và tự tin của mình đến cho đối phương thì bạn sẽ có hy vọng thành công. (Ảnh minh họa: Internet)

Vị đại diện bán hàng từng phát biểu đầu tiên ngộ ra nói: “Tôi hiểu rồi. 

Doanh số bán hàng của chúng ta không cao vì chúng ta chỉ biết chấp nhận khó khăn của người khác, bị khó khăn của đối phương làm cho sợ hãi mà rút lui, mà không hề mang niềm vui và niềm tin thắng lợi lan tỏa cho đối phương, loại bỏ tâm lý sợ hãi của họ khi giới thiệu bán máy tính tiền. 

Thực ra dù đối phương có khó khăn nhường nào, khi bạn mang sự lạc quan và tự tin đến cho họ, tự nhiên họ sẽ chấp nhận bạn.”


Theo Hồng Ánh

Tin liên quan