Trong vài năm qua, có một vấn đề đang gây tranh cãi: tiết kiệm tiền có giúp bạn giàu lên? Những người trẻ xung quanh tôi có hai thái độ nổi bật:
1, Thực sự trung thực tiết kiệm tiền để ngày sau dễ thở hơn.
2, Vui vẻ tiêu tiền để khi vật giá leo thang thì đỡ tiếc nuối.
Cách đây không lâu, một người bạn đã hỏi tôi rằng tiết kiệm tiền nhiều lúc giống như con dao hai lưỡi vì nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, liệu có phải như thế?
-01-
Nhiều người trẻ tuổi mắc nợ người khác không hẳn do thế chấp làm ăn, mà chủ yếu là do sự chi tiêu quá tay và lối sống xa xỉ.
Ngày nay, thật dễ dàng để đặt một ly nước hay một món ăn yêu thích, nhưng nếu bạn được sinh ra trong một gia đình thiếu trước hụt sau hay gia đình cơm cháo tạm bợ thì việc gọi món trên các app chắc sẽ làm cho bạn phân vân hoặc từ chối. Bởi còn nhiều thứ quan trọng hơn việc uống một ly trà sữa hay ăn khoai tây chiên.
Cô bạn này là một ví dụ: Khi Lan còn là một sinh viên đại học, cô ấy làm việc bán thời gian trong một trung tâm ngoại ngữ. Lan thường tiết kiệm tiền một cách có ý thức. Cô dành dụm tiền để đăng kí học các kĩ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Khi cô đang tìm kiếm nơi thực tập, những kiến thức và bằng cấp cô có đã trở thành một mục cộng trong hồ sơ và chẳng mấy chốc cô đã tìm được một chỗ thực tập tốt và là nhân viên chính thức của công ty này.
Một đồng nghiệp của tôi tên là Nguyên. Sau khi nhảy việc, anh ta mua cổ phiếu và may thay, cổ phiếu anh đầu tư tăng giá và anh có được số tiền khá lớn. Anh đã đầu tư số tiền này vào công việc kinh doanh của riêng mình và xin nghỉ việc ở công ty đang làm được một năm. Anh ta cảm thấy anh đang đi đúng hướng.
Một hành vi cụ thể có thể không thay đổi hiện trạng của bạn ngay lập tức nhưng nếu bạn thực hiện hành vi ấy một cách đều đặn, tích lũy từng chút và dài hạn, điều này cho phép bạn có được A trước, sau đó đến B rồi đến C… Cơ hội không bao giờ đến một cách ngẫu nhiên, nhưng được đan xen nhau. Khi bạn mở được một cánh cửa thì bạn sẽ nhận được chìa khóa cho cánh cửa tiếp theo.
-02-
Một hiện tượng thường gặp hiện nay đó là: Những người có thói quen tiết kiệm tiền sẽ có một số lợi thế so với các đồng nghiệp của họ.
Đầu tiên, đó là tính tự giác.
Kỷ luật tự giác mang lại sự đàng hoàng, làm cho bản thân hoàn thiện hơn và mọi thứ sẽ tự nhiên tốt hơn.
Một biểu hiện rất quan trọng của kỷ luật tự giác là kiềm chế sự khoái chí tức thời và kiên nhẫn chờ đợi đến cùng để tận hưởng sự hạnh phúc lâu dài hơn. Logic của sự thích thú tức thì thường như thế này: “Sống chẳng phải là để ăn, uống và vui chơi hay sao? Tiết kiệm tiền cho thế hệ sau có phải quá sớm không?”, “Thích thì mua miễn vui là được”…
Nhưng nếu bạn nói rằng hưởng thụ tức thì là một thái độ sống trong hiện tại thì kiên nhẫn chờ đợi đến phút cuối là một khả năng sống trong tương lai.
Có một thí nghiệm nổi tiếng tại Đại học Stanford, những đứa trẻ chưa muốn ăn đường ngay thời điểm khảo sát mà để dành đến phút cuối thì sau 20 phút, chúng sẽ ăn nhiều đường hơn những đứa trẻ khác trong một lần, vì vậy chúng đã khống chế được cám dỗ trước mắt.
Chỉ trong 20 phút, chúng nhận được nhiều đường hơn. Sau 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng, 1 năm, dưới tác dụng của thời gian gộp thì đừng nói tới đường, thứ chúng nhận được là những viên kẹo ngọt, phần thưởng xứng đáng cho việc tích lũy.
Thứ hai, biết cách lựa chọn.
Cái gọi là “tiết kiệm” không phải biến bản thân trở thành một kẻ hà tiện, mà là không lãng phí sai chỗ. Trần Quân Bửu đã nói về khái niệm tiền của ông mình trong một chương trình nổi tiếng của Trung Quốc: “Số tiền nên tiêu thì phải tiêu, còn tiền không nên tiêu thì dù là một cắc cũng phải tiết kiệm.” Điều này như một phương châm sống của ông, của cháu ông và những người trẻ khác.
Đã có bảng câu hỏi trắc nghiệm như sau: Với một vài tháng lương tiết kiệm, bạn sẽ làm gì?
Một số người chọn đi nước ngoài đến nơi mà họ thích. Một số ít người chọn cho mình một khóa học nâng cao tay nghề hoặc kĩ năng. Nhiều người đi học, sau khi có học bổng của trường liền chọn mua một chiếc xe tay ga cho tiện việc đi lại.
Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu không có niềm vui, nhưng hãy hiểu rằng: Nếu một cái gì đó có thể dễ dàng thay thế bởi một thứ khác thì nó không phải là thứ tôi thực sự cần.
-03-
Nhìn lại vấn đề, thế hệ 9X có thực sự có thể thay đổi hiện trạng bằng cách tiết kiệm tiền không?
Câu trả lời là: Có thể, nhưng hiện trạng không chỉ được thay đổi bởi tiền mà bởi một loạt các yếu tố khác trong quá trình tiết kiệm tiền.
Nhưng dù sao thì tiết kiệm tiền vẫn là việc nên làm và phải làm thật nghiêm túc. Khi bạn bắt đầu tiết kiệm, bạn sẽ nhận ra rằng: Số dư tài khoản đang dần dần tăng lên và đó là động lực để bạn cố gắng kiếm nhiều tiền hơn mỗi ngày.
Nhìn thấy mình sắp đến gần mục tiêu mà bản thân đã đề ra và cảm giác hoàn thành khiến bạn tràn đầy hy vọng.
Nhìn thấy một khoản tiết kiệm nhích dần lên và đó là khoản tiền đủ để bạn cảm thấy an tâm hơn và có đủ can đảm để đưa ra quyết định quan trọng.
Tiết kiệm tiền là hoạt động khả thi nhất đối với những người trẻ tuổi để tích lũy những “thùng vàng” đầu tiên. Bằng việc học cách tích lũy tiền bạc, suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn cũng thay đổi. Khi bạn lấy được “thùng vàng ” đầu tiên, bạn có khả năng làm cho thùng vàng ấy sinh sôi và tiếp tục giúp bạn kiếm tiền. Bạn càng có nhiều của cải, bạn càng có nhiều cơ hội.
Việc phòng thủ là việc nên làm để đối phó với những tình huống bất ngờ ập đến. Đối với những người trẻ tuổi có gia cảnh nghèo và thiếu kiến thức, chỉ có hai điều có khả năng thay đổi vận mệnh của họ: Học tập chăm chỉ và tiết kiệm tiền.
Hãy nhớ: Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận. Số phận của bạn được định hình từ những việc làm của bạn hôm nay.