Viết tiếp giấc mơ 100 năm trước…
Những năm đầu của thế kỷ 20, khi đặt chân đến Lạng Sơn đô hộ, người Pháp đã sớm tìm kiếm và phát hiện ra Mẫu Sơn – nơi cao nhất vùng Đông Bắc Bộ với quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành. Tại đây, người Pháp xây tổng cộng trên 40 biệt thự bằng đá rải rác và trang trại nuôi ngựa để giải trí, đặt tên là Khu đồn 14, được hoàn thành vào năm 1923.
Giữa những ngôi nhà đất thấp lè tè người người dân tộc Dao, các căn biệt thự ở đây nổi bật hẳn với vẻ đẹp tráng lệ, vững chãi. Nhờ vị trí đặc biệt, chỉ cách trung tâm thành phố 30km, giáp với biên giới Việt – Trung, Mẫu Sơn trở thành nơi nghỉ mát, an dưỡng yêu thích của các sỹ quan, quan chức và được định hướng để phát triển thành khu nghỉ dưỡng thiên đường cho người Pháp lúc bấy giờ.
Sau hơn 100 năm, các công trình của người Pháp tuy không còn giữ được vẻ đẹp rực rỡ năm xưa do thiếu đầu tư, nâng cấp nhưng tiềm năng của Mẫu Sơn thì vẫn vẹn nguyên, không hề thua kém Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà hay Tam Đảo…
Cùng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng khác như Tam Thanh, Kỳ Lừa, ải Chi Lăng, Nàng Tô Thị, thung lũng Bắc Sơn, làng văn hóa Quỳnh Sơn… có thể nói, Lạng Sơn đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đồ sộ và mang dáng dấp của một thủ phủ du lịch tương lai của miền Bắc nếu được đầu tư khai phá thích đáng.
Miếng ghép cuối cùng Lạng Sơn còn thiếu là nguồn vốn thì hơn 105.000 tỷ đồng được cam kết đầu tư vào Lạng Sơn sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2019 đã được hoàn thiện. Du lịch Lạng Sơn đã sẵn sàng cất cánh và hiện thực hóa giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng tại miền Bắc.
Cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Theo nghiên cứu của TS Trần Hữu Sơn trên Tạp chí Du lịch về nhu cầu khách quốc tế, 90% du khách thích nghe hướng dẫn viên du lịch là người Dao, người Mông bản địa; 71% du khách muốn được ngủ và ăn ngay tại cộng đồng các làng người Dao; 81% du khách muốn được tham gia vào các hoạt động như dệt vải, chế biến ẩm thực, thuốc tắm…; 83% du khách muốn mua sản phẩm lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của các hộ gia đình. Điều này đủ cho thấy những giá trị văn hóa đặc sắc đang được đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ có sức hấp dẫn thế nào đối với du khách, nhất là khách quốc tế.
Với một nền văn hóa dân tộc Dao – Tày – Nùng đặc sắc, Lạng Sơn hoàn toàn có thể phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm độc đáo, vừa có thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, vừa có thể quảng bá rộng rãi nét đẹp truyền thống của các dân tộc tại Lạng Sơn tới cộng đồng trong nước và quốc tế.
Kết hợp với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, chuỗi liên kết du lịch tại Lạng Sơn sẽ rất hấp dẫn, không chỉ thu hút, níu chân du khách ở lại Lạng Sơn lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn mà còn khiến du khách muốn quay trở lại sớm hơn.
Sớm phát triển đồng bộ hạ tầng lưu trú
Theo Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Lạng Sơn đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đón hơn 3,7 triệu lượt khách, đến năm 2030 đón 6,3 triệu lượt khách du lịch.
Tuy nhiên Lạng Sơn hiện mới chỉ có 109 cơ sở lưu trú với gần 2.000 buồng, các cơ sở lưu trú tiêu chuẩn 3 – 5 sao còn khiêm tốn, đa phần là kinh doanh nhỏ lẻ, không có đơn vị quản lý, chất lượng dịch vụ còn thấp.
Để hạ tầng “chạy đua” kịp tốc độ phát triển du lịch, đáp ứng được lượng khách lưu trú khổng lồ trong tương lai, Lạng Sơn cần phát triển mạnh hệ thống cơ sở lưu trú, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ khách sạn hơn nữa.
Apec Diamond Park dự kiến cung cấp hơn 1600 căn hộ khách sạn cao cấp cho Lạng Sơn.
Mới đây, tỉnh Lạng Sơn đã cấp phép cho dự án Tổ hợp căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại cao cấp Apec Diamond Park với hơn 1600 căn hộ khách sạn và hơn 200 căn shophouse 5 sao nhằm bổ sung kịp thời các cơ sở lưu trú chất lượng cho thành phố, sẵn sàng đón các đoàn khách quốc tế. Đây là tổ hợp lưu trú, nghỉ dưỡng có quy mô lớn, được vận hành bởi thương hiệu quản lý quốc tế Wynham Hotel Group với hàng loạt các tiện ích giá trị: bể bơi vô cực, nhà hàng, phố ẩm thực, phố mua sắm, trung tâm thương mại…. hứa hẹn là điểm vui chơi mới, đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm, giải trí của du khách và cư dân thành phố.
Việc hoàn thiện sớm hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trú, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư đang từng bước đưa Lạng Sơn trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Qua đó góp phần hiện thực mục tiêu đưa Lạng Sơn trở thành điểm đến mới bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt.