Trang tin ABEMA (Nhật Bản) cho hay, người đàn ông 39 tuổi thất nghiệp 3 năm qua – trải qua cả những giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành ở Nhật – nói rằng đã duy trì cuộc sống với chi phí 0 đồng.
Người đàn ông (ẩn danh) tạo một tài khoản trên Twitter và chia sẻ những “tiểu xảo” để tiết kiệm tiền, bao gồm làm các bảng thăm dò để đổi lấy tích điểm và nhận thức ăn, đồ uống miễn phí ở một số trung tâm thương mại hay nhà hàng, cũng như đổi điểm tích thành những món đồ có thể bán được trên mạng Internet.
Anh nhận làm việc nhà cho ba người bạn để được luân phiên ở nhờ tại nhà của những người này, trong khi vấn đề quần áo được giải quyết bằng… lòng hảo tâm của bạn bè.
Chia sẻ của người đàn ông Nhật được trang Toutiao (Trung Quốc) đăng trên Weibo vào sáng nay, 1/6, nhanh chóng làm bùng lên tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Bài đăng đã nhận được gần 100.000 lượt thích, hàng nghìn bình luận và chia sẻ chỉ sau hơn 3 tiếng đăng tải.
Nhiều người dùng mạng nói người đàn ông Nhật Bản là “mặt dày”, “vô tích sự” và là “gánh nặng của xã hội”.
“Đối với cá nhân mà nói thì đó là tự do, người khác không quản lý được. Nhưng ở mức độ nhà nước và xã hội thì không thể buông lỏng như vậy, cho nên cách sống như thế không thể được tung hô và tuyên truyền.”
Dù vậy, số lượng ý kiến bênh vực cách sống của nhân vật chính nhanh chóng trở nên áp đảo trên Weibo của Toutiao.
“Anh ta không ăn trộm ăn cắp thì muốn sống thế nào là do ý thích cá nhân,” một người dùng viết trên Weibo. Hàng trăm bình luận đồng tình với quan điểm này, cho rằng đây là “bản lĩnh” của người đàn ông thất nghiệp và thể hiện “tính cạnh tranh cao, nhẫn nại tốt, thích ứng được nhiều môi trường”.
“Anh ta không trộm cướp mà cũng lao động để trang trải cuộc sống, dù sao vẫn hơn là không làm mà muốn có ăn,” một ý kiến khác nêu.
“Anh ta có bản lĩnh để sống mà không làm tổn hại đến lơi ích của người khác, những người chỉ trích anh ấy đúng là không biết xấu hổ.”
“Anh ấy thực ra cũng vẫn làm việc đấy chứ, mà công việc xem ra cũng không nhẹ nhàng.”
“Tôi cho rằng chỉ cần không phạm pháp, tự dựa vào bản thân thì thích sống sao cũng được.”
“Hợp pháp, đúng quy định, lại còn giúp được ba người bạn.”
Câu chuyện người đàn ông Nhật “sống sót” 3 năm qua với chi phí 0 đồng gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc
Một bình chọn của mạng Caijing (Trung Quốc) sáng nay với khoảng 13.000 tham gia cho thấy hai nhóm đông nhất, gồm 30% những người khảo sát đang chi trả mức phí sinh hoạt khoảng 1.000-2.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 157-314 USD), trong khi 22.5% cho biết chi tiêu khoảng 2.000-3.000 tệ/tháng. Cũng có hơn 13.5% người khảo sát nói họ chỉ tiêu dưới 1.000 tệ/tháng (khoảng 3.7 triệu VNĐ),
Khảo sát của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) năm 2017 cho hay, việc mua sắm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi tiêu của những người sinh sau năm 1990 ở nước này, với 53.5%. Xếp sau đó là các chi phí cho nhu cầu về ăn uống (13.6%), giải trí (9.4%), cư trú (9.2%), đi lại (7.3%) và du lịch (7.0%).
Doanh nghiệp & tiếp thị