NSƯT Thành Lộc cùng nỗi niềm bảo tồn, phát huy tinh hoa dân tộc

Tôi tình cờ gặp chú trong một chiều Sài Gòn nắng gắt. Khi nói về việc truyền bá, bảo tồn văn hóa nghệ thuật của dân tộc, chú nói đây không chỉ là việc ở trên sân khấu, mà còn trong cuộc sống, hơi thở hằng ngày nữa. Bởi những thứ mình mang theo chứa đựng phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của quê hương mình. Chú đưa tôi xem chiếc ốp lưng điện thoại sơn mài cầu kì: “Hiếm ở đâu mà người nghệ nhận lại cầu toàn và khó tính như ở đất nước mình. Ví như sơn mài. Cháu xem, từng miếng trai, từng lá vàng, thiếc bạc – Đều là tinh túy của dân tộc mình và cả người nghệ nhân đấy. Để một tác phẩm ra đời, người nghệ nhân phải trải qua bước làm vóc lắm nỗi cầu kì rồi mới vẽ được. Mỗi lớp vẽ là một sự kì công kết hợp các chất liệu. Xong xuôi mới đem mài, rồi vào phủ toát, cuối cùng là xoa bóng. Đây chỉ là yêu cầu tối thiểu thôi đấy nhé. Điều khiến chú bất ngờ hơn cả là thay vì chỉ cần để khô là hoàn thiện như các bức tranh khác, thì sơn mài phải ẩm mới có thể khô được. Cháu thử nghĩ xem, mùa hè oi bức, mình ngồi điều hòa vẫn nóng, mà nghệ nhân, người ta ngồi như vậy không biết bao nhiêu tiếng một ngày trong điều kiện không quạt, không điều hòa, thì sự hi sinh vì nghề lớn lao thế nào?”

NSƯT Thành Lộc cùng nỗi niềm bảo tồn, phát huy tinh hoa dân tộc - Ảnh 1.

Không giấu được nét tự hào. Chú nói “Chú tìm hiểu rất nhiều về sơn mài, ngắm các bức tranh nổi tiếng rồi trộm nghĩ, nếu mà có được một bức chứa đựng một phần của mình mà lại có thể mang theo bên cạnh thì tốt biết mấy. Nhưng chỉ mong vậy thôi. Vì nghĩ, ai mà bỏ công ra làm một sản phẩm bé xíu thế này. Thì ngay hôm sau, chú được tặng một chiếc ốp lưng sơn mài của La Sonmai. Nhìn này, nhỏ gọn mà tinh tế. Cháu đem ra nắng thì lá vàng, bạc và vỏ trai sẽ ánh lên, rực rỡ lung linh, màu đen của sơn ta sâu thẳm sang trọng huyền ảo.”

NSƯT Thành Lộc cùng nỗi niềm bảo tồn, phát huy tinh hoa dân tộc - Ảnh 2.

“Ngày nay ta đề cao sự đa dạng của mỗi cá nhân làm chú càng trân quý hơn bức tiểu sơn mài của mình. Ghé qua phòng trưng bày của La Sonmai, cùng một mẫu, nhưng không chiếc ốp lưng nào giống chiếc nào hết. Vì tất cả đều làm thủ công chứ không phải sản xuất đại trà công nghiệp. Từng đường nét, đều có sự khác biệt riêng. Chú có khoảng vài chiếc. Ban đầu là được tặng, rồi chú nghĩ, cũng đến lúc đưa con người mình vào chính sản phẩm này rồi. Thế là chú đặt riêng một chiếc, thuộc về chú, và dành riêng cho chú.”

Mỗi sản phẩm gửi tới tay khách hàng của La Sonmai, nhất là sản phẩm đặt riêng như của chú Lộc, không chỉ là đồ vật, mà còn chưa đựng tâm hồn của cả chủ nhân và nghệ nhân trong đó.

“Của một đồng, công một nén. Một bức sơn mài thông thường đã mất công, làm một bức đặt riêng theo ý khách lại càng kì công hơn. Chú trân quý những chiếc ốp lưng của mình, không chỉ bởi giá trị vật chất, mà là về mặt tinh thần. Chú nâng niu nó như nâng niu bản ngã của mình. Mỗi lần chú nhìn vào những chiếc ốp lưng sơn mài của mình là một lần nhận ra được điều gì đó mới mẻ. “

NSƯT Thành Lộc cùng nỗi niềm bảo tồn, phát huy tinh hoa dân tộc - Ảnh 3.

Tôi hỏi chú, ngoài mang trong mình tâm hồn của chú và tâm huyết của người nghệ nhân, thì còn điều khiến chú trân trọng chiếc ốp lưng này nữa không? Chú khẽ gật đầu “Có chứ. Chú muốn bảo lưu, truyền tụng về một loại hình nghệ thuật đầy tinh tế của dân tộc mình. Và cũng để ủng hộ những ngưởi trẻ có tâm huyết, muốn kế thừa và phát triển quốc hồn quốc túy nhứ mấy bạn trẻ ở La Sonmai.”

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hiến riêng, và điều ấy giống như cột trụ trong căn nhà, chèo chống, che chở cho bao nhiêu thế hệ. Không chỉ với những tác phẩm trên sân khấu, người nghệ sĩ ấy lựa chọn ốp lưng sơn mài bởi chú muốn mang Tổ quốc theo mình trên từng bước chân. Bởi như chú nói, đất nước mình đẹp và tinh tế, con người mình chăm chỉ và tài hoa, thì xá gì mà không khoe với bạn bè 5 châu cơ chứ?

La Sonmai – đơn vị tiên phong phát triển mĩ thuật sơn mài truyền thống trên ốp điện thoại

Website: lasonmai.vn

Facebook: https://www.facebook.com/laSonmai/


Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Tin liên quan